Trên xe ô tô hiện nay, đèn cảnh báo xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, không phải tài xế nào cũng có thể hiểu hết ý nghĩa tất cả các đèn báo xuất hiện trên bảng đồng hồ.
Các đèn cảnh báo ở mức độ nguy hiểm
Các nhà sản xuất xe hơi đều có chủ ý khi thiết kế hệ thống đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ giúp lái xe ô tô biết được mức độ nguy hiểm trong lúc xe đang vận hành. Nếu đèn báo màu đỏ thì có nghĩa là nguy hiểm, còn đèn màu vàng thì mức độ nguy hiểm sẽ thấp hơn và trong trường hợp này, lái xe vẫn có thể di chuyển nhưng cần nhanh chóng đưa xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra và xử lý.
|
Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ: Nếu đèn này bật sáng thì có nghĩa là động cơ ô tô đang vận hành trong tình trạng thiếu dầu bôi trơn và thậm chí là không có dầu bôi trơn. Lời khuyên của các chuyên gia giàu kinh nghiệm về tô tô là đưa ngay "xế cưng" vào chỗ an toàn và tắt máy. Bởi nếu tiếp tục chạy sẽ làm các chi tiết bên trong động cơ bị khô và việc bị cọ sát ở tốc độ cao sẽ làm hỏng bộ bạc, trục và xi-lanh. Tất cả sẽ làm tăng chi phí sửa chữa lên đáng kể.
|
|
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ: Đây là dấu hiệu cho thấy động cơ ô tô đang nóng lên quá mức do thiếu nước làm mát. Hãy đỗ xe vào chỗ an toàn và tiến hành chạy máy ở chế độ không tải cho đến khi nhiệt độ giảm dưới vạch đỏ thì tắt máy. Tiếp tục chờ thêm 15 phút cho máy nguội hẳn và kiểm tra lại mực nước làm mát. Trong trường hợp thiếu nước làm mát động cơ, bổ sung thêm bằng nước tinh thiết. Sau đó, kiểm tra xem có bị rò nước ở hệ thống đường ống dẫn nước làm mát không. Nếu tình trạng trên không được xử lý kịp thời, động cơ nóng quá sẽ dễ bị bó, vênh mặt máy và thổi zoăng quy lát. Lúc này, chi phí sửa chữa sẽ rất lớn.
|
|
Đèn cảnh báo hệ thống nạp điện cho bình ắc-quy: Đèn cảnh cáo này sáng cho biết máy phát trên xe ô tô không làm việc hoặc làm việc không bình thường. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do máy phát bị hỏng hoặc đai dẫn động bị dứt/ chùng. Xe vẫn di chuyển bình thường và sử dụng nốt năng lượng điện còn lại. Đến khi hết điện, xe sẽ không thể chạy.
|
|
Đèn cảnh báo áp suất dầu hệ thống phanh: Má phanh quá mòn hoặc đường dẫn dầu bị rò rỉ sẽ dẫn đến tình trạng dầu phanh bị thiếu. Một số dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là cảm giác đạp phanh mềm hơn bình thường, thậm chí là phanh không ăn. Tuy nhiên, cảm giác chân phanh bị thụt còn có thể do một trong số các cupen phanh bị hỏng làm giảm/ mất áp suất dầu phanh.
|
|
Đèn cảnh báo hệ thống túi khí: Đèn này cho chúng ta biết hệ thống kiểm soát túi khí đã ngừng hoạt động và túi khí có thể không bung khi xảy ra va chạm. |
|
Đèn cảnh báo áp suất lốp: Khi biểu tượng đèn này sáng, các lái xe cần nhanh chóng đưa xe vào lề đường chỗ bằng phằng để tiến hành kiểm tra. Áp suất lốp không đảm bảo sẽ làm lốp mòn không đều (thường mòn nhiều ở 2 bên thành lốp do phải chịu sức nặng của xe), ngốn nhiêu liệu và lốp nhanh bị nóng. Nghiêm trọng hơn có thể gây mất lái và mất an toàn khi vào cua.
|
Những đèn cảnh báo đáng chú ý khác:
|
Đèn cảnh báo động cơ: Đây là dấu hiệu cho thấy đã có lỗi bên trong động cơ và cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra. |
|
Đèn cảnh báo ABS: Khi đèn này báo sáng. hệ thống chống bó cứng phanh ABS đang không hoạt động và hệ thống phanh thông thường vẫn làm việc. Khi thấy xe ô tô xuất hiện các cảnh báo trên, điều quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh để xử lý sự cố một cách an toàn nhất khi đang tham gia giao thông. Sau đó, hãy gọi cứu hộ hoặc đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra.
|
|
Cảnh báo hệ thống nạp điện cho bình ắc quy: Đây là dấu hiệu cho thấy máy phát trên xe đang làm việc không bình thường hoặc không làm việc, có thể do bị hỏng hay đai dẫn động máy phát bị trùng hay đứt hoặc nặng nhất là cháy máy phát. Xe sẽ vẫn chạy bình thường và sử dụng nốt năng lượng điện còn lại trong ắc quy. Không đáng lo ngại, nhưng khi ắc quy hết sạch điện thì xe sẽ không chạy được nữa. Xe sẽ chạy bình thường khi sự cố máy phát được xử lý.
|
|
Đèn chiếu gần (đèn cốt): thông báo rằng đèn chiếu gần hoặc đèn ban ngày/đèn định vị đang bật. Tín hiệu này còn có thể đồng nghĩa một hoặc nhiều bóng đã hỏng. |
|
Yêu cầu bảo dưỡng: nhắc nhở rằng dầu và các bộ lọc cần được thay theo lịch bảo dưỡng định kỳ. |
|
Cảnh báo nước rửa kính: Tín hiệu này cho biết chủ xe cần đổ đầy nước rửa kính chắn gió. |
|
Hệ thống lái trợ lực điện: Khi có tín này tức là đang có vấn đề với hệ thống lái trợ lực điện EPS. Không quá nguy hiểm, nhưng hệ thống lái có thể mang lại cảm giác như trên những chiếc xe vào những năm 1950. Hãy đưa xe đến các trạm dịch vụ sửa chữa. |